VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ RƯỢU BIA HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

Việt Nam không chỉ là thị trường tiêu thụ rượu bia hàng đầu thế giới, những năm gần đây, rượu vang là sản phẩm được nhiều người quan tâm, sử dụng, các thương hiệu hàng đầu thế giới… đã tìm tới, phải cạnh tranh nhau khốc liệt. Câu hỏi đặt ra là: Với một thị trường đầy tiềm năng, phát triển mạnh như vậy, bạn đang ở đâu và đã làm gì?

Việt Nam được xem là đất nước của rượu, bia, bởi sức tiêu thụ lớn và tỉ số lít bia trên đầu người (rượu thì không tính xuể). Và hơn 10 năm qua, khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân tăng lên, người Việt đã hướng sự quan tâm tới rượu vang – một thức uống đẳng cấp của phương Tây, lại tốt cho sức khỏe (điều mà ngày càng nhiều người đặc biệt quan tâm). Chính vì vậy, các thương hiệu vang nổi tiếng thế giới vốn đã nhiều ở Việt Nam, lại tăng nhanh và ngày càng mạnh.

Rượu vang ngày càng được nhiều người Việt ưa chuộng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2006-2014, rượu vang nhập khẩu đã tăng khoảng 25%/năm, riêng năm 2010 thì tăng đột biến, lên tới 85% so với 2009 (tổng kim ngạch nhập khẩu là 53,2 triệu USD).

Cũng bởi vậy, mặc cho khủng hoảng kinh tế, số lượng rượu vang đến từ các nước “cường quốc rượu vang” như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Chile, Mỹ cứ tăng dần hằng năm, dẫn đầu là Pháp. Riêng năm 2012, rượu vang nhập khẩu từ Pháp chiếm 14,3% lượng rượu nhập khẩu của Việt Nam, chiếm khoảng 35% thị phần rượu vang.

Đứng thứ hai trong lĩnh vực phân phối rượu vang tại Việt Nam là các nhà nhập khẩu đến từ Chile (khoảng 20%). Theo số liệu thống kê của Hải quan Chile, năm 2012, nước này xuất sang Việt Nam lượng rượu vang trị giá 10 triệu USD, với 30 thương hiệu. Nước này cũng đang có tham vọng vượt Pháp để vươn lên số 1 thị trường Việt.

Rượu vang ngày càng được nhiều người Việt ưa chuộng

 

Trước đây, ông Marc Cagnard, Trưởng đại diện Tham tán thương mại Pháp tại Việt Nam từng đánh giá: Triển vọng tăng trưởng thuận lợi, thu nhập người dân tăng, ngành du lịch phát triển mạnh… là những yếu tố đưa Việt Nam trở thành thị trường rất hấp dẫn với các nhà sản xuất rượu vang trên khắp thế giới, đặc biệt là Pháp và Ý. Và tỉ lệ tăng trưởng của vang nhập vẫn rất cao, khoảng 10% vào 2016.

Hiện tại, mức tiêu thụ vang trung bình ở Việt Nam mới khoảng 250 ml/người/năm, tức thị trường còn rất nhiều tiềm năng.  Với sức tăng trưởng như vậy có khiến bạn “giật mình”?