Văn hóa uống rượu - những vấn đề cần nhìn lại

RƯỢU - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NHÌN LẠI

Không biết từ khi nào, rượu trở thành món đồ uống không thể thiếu trong Văn hóa ẩm thực của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với người Tây phương, rượu trở thành đồ uống mang tính giải trí vào những thời điểm cụ thể trong ngày. Người ta tan làm sẵn sàng ghé quán bar làm một ly Vang nhẹ trước khi trở về nhà.

 

                             Description: C:\Users\TRANG\Desktop\tải xuống.jpg

 

Ở Việt nam, trong tiệc tùng, cưới hỏi, ma chay, thậm chí đơn giản là trong buổi gặp mặt thông thường cũng dùng đến rượu, không có phân biệt giai tầng. Rượu như một thứ Văn hóa trong ẩm thực, quan trọng và thiết yếu đối với tất cả mọi người.

 

Vậy mà có rất nhiều người ghét rượu. Tại sao? Câu trả lời xác đáng nhất, là vì “Chúng ta đã dùng rượu sai cách!”. Vậy rượu đã được dùng sai như thế nào?

 

Trước hết, chúng ta đã luôn lựa chọn sai sản phẩm rượu. Rượu được phân thành nhiều loại, chúng có đặc điểm chung là chứa một hàm lượng cồn nhất định. Lượng cồn ấy khi đi vào cơ thể với hàm lượng lớn sẽ gây ra hiện tượng “say”. Thực chất là cơ thể bị ngộ độc cồn. Đặc biệt, rượu mạnh lại càng như vậy. Có dòng rượu ít độc hại hơn, dùng liều lượng vừa đủ sẽ khởi tác dụng tích cực cho cơ thể. Đó là dòng rượu vang. Tuy nhiên trên thị trường Việt, dòng rượu này chưa được đón nhận nhiều. Nguyên nhân là do, rượu vang rất nhẹ, lại có vị hoa quả, khiến cho những người đã quen sử dụng rượu mạnh cảm thấy không đủ “đã”.

 

Chúng ta lại không biết cái “đã” ấy gây tác hại vô cùng lớn. Rượu mạnh thường chứa hàm lượng cồn rất cao. Nó gây nghiện. Rượu vang có nguồn gốc chủ yếu từ tự nhiên, hàm lượng cồn đặc biệt thấp. Uống rượu vang rất khó say, tinh thần luôn minh mẫn, tỉnh táo. Đó là một chút phân tích về sự lợi hại của các loại rượu để nói, trong vấn đề sử dụng rượu, chúng ta đã luôn lựa chọn sai loại rượu phục vụ cho một cuộc vui.

Thứ hai, sử dụng sai liều lượng. Ở phương Tây, ai lựa chọn đồ uống như thế nào là vấn đề của cá nhân. Thực khách lựa chọn đồ uống phù hợp với nhu cầu, mọi người tôn trọng điều đó. Ở Việt nam không như vậy. Hễ ngồi vào bàn tiệc là chỉ có rượu. Có nhiều nơi, thực khách thực sự cảm thấy “sợ” khi phải tham gia buổi gặp mặt, hội họp, thậm chí là tiếp đối tác. Hiện tượng “ép rượu” khá phổ biến, khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng dở khóc dở cười, tai hại hơn, nó khiến người uống cảm thấy khiếp sợ, đồng thời tác động tiêu cực lên hệ thần kinh, và sức khỏe của con người. Đôi khi còn gây ra những tai nạn thương tâm. Việc sử dụng sai liều lượng rượu chính là như vậy. Nó thuộc về ý thức tiêu dùng rượu của đa số người Việt hiện nay.

 

Nếu chúng ta sử dụng rượu đúng và đủ cho cuộc vui trọn vẹn, thì rượu chỉ giống như chút gia vị kéo mọi người xích lại gần nhau. Nó sẽ không còn đáng ghét hay đáng sợ. Vì thế, chúng ta cần nhìn nhận lại để cùng gây dựng thành nét Văn hóa rượu lành mạnh và độc đáo. Đừng biến rượu trở thành người phá đám, càng không nên tự biến chúng ta thành những người bất lịch sự, thiếu hiểu biết về rượu.

 

Vì tất cả những điều đó, công việc kinh doanh rượu bỗng trở thành thách thức. Bởi chúng ta không chỉ bán rượu, tư vấn rượu. Chúng ta còn “bán” Văn hóa rượu, tri thức về rượu cho khách hàng.

 

Thế nên, cũng cần những người có đủ “tâm” đối với khách hàng, để chắc chắn không bán hàng chỉ vì lợi nhuận. Đồng thời, người bán rượu cũng phải đủ “tầm” để có thể xây dựng nên nét Văn hóa rượu với thật nhiều nhân văn ở đó. Thị trường rượu vẫn luôn chờ đón những người như vậy đến nhập vào.

 

Cơ hội của ngành rượu chưa bao giờ giảm xuống. Chỉ là chúng ta sẽ lựa chọn gì? Đi thế nào để có thể tạo ra tương lai tươi sáng, đầy tích cực cho chính chúng ta. Cái đó phụ thuộc vào năng lực và tâm thái của mỗi người bán rượu. Chúng tôi vẫn tin, “Có Đức mặc sức mà ăn”. Không phải vì chúng ta bán cái gì, mà là tâm của ta như thế nào. Rượu (tên công ty) vẫn chờ những nhà kinh doanh đủ cả tâm lẫn tầm như thế!